“Nếu hình dung Hệ miễn dịch như Quân đội thì Hệ miễn dịch bẩm sinh chính là khả năng chiến đấu của toàn dân, quân nhân không chuyên còn Hệ miễn dịch thu được là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ được rèn luyện những kĩ năng chiến đấu riêng cho từng loại kẻ thù, trên từng mặt trận khác nhau. Đứng trước một kẻ thù mới, khi mà “đội quân tinh nhuệ” mang tên vac xin chưa được tìm ra thì Hệ miễn dịch bẩm sinh là sức mạnh phòng vệ tốt nhất”
Chưa bao giờ Hệ miễn dịch lại được quan tâm đặc biệt như hiện nay. Giữa tâm bão Corona, khi mà vac xin đặc trị vẫn chưa được tìm ra và những biện pháp điều trị chủ yếu đang là cách ly và tăng cường miễn dịch của cơ thể để ngăn ngừa và giảm nhẹ những tổn thương do các tác nhân gây bệnh khác “té nước theo mưa” gây hại cho người bệnh. Vậy hệ miễn dịch là gì? Thành phần và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch như thế nào? Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?
1. Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Ở người hệ miễn dịch được chia thành 2 loại: Hệ miễn dịch bẩm sinh và Hệ miễn dịch thu được.
2. Hệ miễn dịch bẩm sinh – Lớp bảo vệ và báo động đầu tiên của cơ thể trước tác nhân gây hại.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật. Những phản ứng này giống nhau với tất cả các vi sinh vật và cũng giống nhau khi một vi sinh vật nào đó tái xâm nhập cơ thể. Nhờ đó, những biểu hiện của Hệ thông miễn dịch bẩm sinh giống như hệ thống báo động cho cơ thể biết có tác nhân gây hại đang thâm nhập. Những tác nhân gây hại này có thể là vi khuẩn, virus, hoặc khi cơ thể bị tổn thương, stress…
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh bao gồm:
Các hàng rào bề mặt:
Hàng rào cơ học bề mặt (da, cơ chế ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt), các hàng rào hóa học bề mặt (peptide β tiết ra từ da và hệ hô hấp, Enzyme như lysozyme và phospholipase A2 trong nước bọt, nước mắt và sữa mẹ; chất nhầy âm đạo; tinh dịch; acid dạ dày)
Cơ chế Viêm nhiễm:
Với các triệu chứng điển hình là đỏ, sưng, nóng và đau, viêm nhiễm là tiếng chuông báo động. Một mặt cho biết cơ thể đang bị tấn công bởi các tác nhân lạ, một mặt huy động tế bào miễn dịch vào vị trí viêm nhiễm để loại bỏ tác nhân gây hại và thúc đẩy việc chữa lành các mô bị tổn thương sau khi loại bỏ các mầm bệnh.
Hệ thống bổ thể:
Gồm hơn 20 protein khác nhau có chức năng như một nhãn dán. Để đánh dấu các kháng thể có tác dụng đặc hữu với vi sinh vật lạ. Giúp tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng hơn. Bổ thể cũng có thể giết chết tế bào ngoại lai bằng cách phá vỡ màng sinh chất của chúng.
Hàng rào của tế bào:
Bao gồm nhiều loại bạch cầu giúp xác định và loại bỏ mầm bệnh. Bằng cách tấn công các mầm bệnh lớn hơn qua tiếp xúc. Hoặc bằng cách thực bào và sau đó giết chết các vi sinh vật. Các tế bào bẩm sinh cũng là trung gian quan trọng trong sự phát triển của cơ quan bạch huyết. Và kích hoạt hệ thống miễn dịch thu được.
3. Hệ miễn dịch thu được
Hệ miễn dịch thu được (còn gọi là miễn dịch tập nhiễm). Bao gồm các loại tế bào T và các loại tế bào B. Mỗi loại tế bào chỉ có thể kháng một tác nhân gây bệnh nhất định. Và một khi được hình thành thì gần như được ghi nhớ cả đời. Những tế bào đặc trị này có thể được hình thành. Thông qua hoạt động miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Hoặc thông qua tiêm vac xin phòng bệnh.
4. Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể?
Tiêm ngừa:
Tiêm vac xin là cách trực tiếp tác động vào hệ miễn dịch thu được của cơ thể. Mỗi loại vac xin có tác dụng phòng ngừa một bệnh nhất định.
Hoc môn:
Hoc môn có thể hoạt động như một bộ điều hoà miễn dịch. Giúp thay đổi độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Ví dụ, các hormone sinh dục nữ có thể sử dụng như các chất kích thích miễn dịch. Của cả đáp ứng miễn dịch thu được và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Ngược lại, các hormone giới tính nam như testosterone lại là chất ức chế miễn dịch.
Vitamin D:
Chỉ khi các tế bào T kết hợp với Vitamin D mới có thể thực hiện chức năng miễn dịch của mình. Vì vậy bổ sung Vitamin D là hoạt động vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch.
Sinh hoạt điều độ:
Hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng bởi ngủ và nghỉ. Và thiếu ngủ là vô cùng hại cho chức năng miễn dịch. Khi bị thiếu ngủ, tạo miễn dịch chủ động có thể khó khăn hơn. Và có thể dẫn đến sản xuất kháng thể không cao. Và đáp ứng miễn dịch thấp hơn so với những người ngủ bình thường.
Dinh dưỡng và chế độ ăn uống:
Suy dinh dưỡng liên quan đến các bệnh như tiểu đường và béo phì. Được biết là ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Suy dinh dưỡng trung bình, cũng như thiếu hụt một số khoáng chất vi lượng và chất dinh dưỡng. Cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch.
Sửa chữa và phục hồi mô:
Hệ miễn dịch, đặc biệt là các thành phần của hệ miễn dịch bẩm sinh. Đóng vai trò quyết định trong việc sửa chữa mô sau khi bị thương. Đây được cho là một trong những vai trò quan trọng nhất của Hệ miễn dịch bẩm sinh trong phòng tránh và tự phục hồi khi nhiễm những mầm bệnh mới chưa có vac xin điều trị. Một hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh cơ hội “ăn theo” thừa lúc cơ thể đang bị suy yếu vì virus gây bệnh để góp phần phá hủy sức khỏe người bệnh.
5. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh lên Hệ miễn dịch của cơ thể
Sâm Ngọc Linh không phải là thuốc chuyên trị hay có tác dụng trực tiếp thay thế Hệ miễn dịch làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Thay vào đó, Sâm Ngọc Linh là tác nhân giúp kích thích và tăng cường Hệ miễn dịch bẩm sinh thông qua việc thúc đẩy tăng cường sức khỏe nói chung và giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi của cơ thể từ cấp độ tế bào.
Thành phần MR-2 có trong Sâm Ngọc Linh
Thành phần MR-2 có trong Sâm Ngọc Linh đã được chứng minh invivo và invitro có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi rõ rệt, ngăn ngừa và điều trị những bệnh do stress gây ra kể cả bệnh ung thư.
Ngoài ra, tác dụng cân bằng nội môi của Sâm Ngọc Linh giúp cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng, làm giảm quá tải các hoạt động của hệ thần kinh và các nội tiết tố, giúp cân bằng hóc môn, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, dễ ngủ, điều tiết sinh hóa cơ thể.
Hỗ trợ thiết lập cơ chế sinh hoạt điều độ. Từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể. Hơn nữa, các nhà khoa khọc đã chứng minh Sâm Ngọc Linh có tác dụng bảo vệ Gan, bảo vệ tế bào và cải thiện các bệnh lý về Phổi.
Hệ miễn dịch chiến đấu chống virus tấn công
Nếu hình dung Hệ miễn dịch như Quân đội thì Hệ miễn dịch bẩm sinh chính là khả năng chiến đấu của toàn dân, quân nhân không chuyên còn Hệ miễn dịch thu được là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ được rèn luyện những kĩ năng chiến đấu riêng cho từng loại kẻ thù, trên từng mặt trận khác nhau. Đứng trước một kẻ thù mới.
Khi mà “đội quân tinh nhuệ” mang tên vac xin chưa được tìm ra thì Hệ miễn dịch bẩm sinh là sức mạnh phòng vệ tốt nhất. Vì vậy, luôn ghi nhớ ăn uống điều độ, đảm bảo dinh dưỡng, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp Hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh, lướt qua những mầm bệnh không đáng có.
Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe cho những dự định đầy mới mẻ sắp tới.
Tham khảo các sản phẩm Sâm Ngọc Linh K5 tại đây.
Xem thêm: Yếu sinh lý là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Quý khách có thể mua hàng trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử chính hãng :
Website SNLK5 Official , Tiki SNLK5 Official, Shopee SNLK5 Official, Lazada SNLK5 Official
Chọn mua trực tiếp tại showroom gần nhất : Xem cửa hàng SNLK5 Official gần nhất
Hoặc gọi hotline 1900.558811 để được hỗ trợ tốt nhất và tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái